Hôm nay :

Hotline: 0120 220 1889 - 0902 108 162

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT WINPOWER TRÊN HỆ ĐIỀU HÀNH FEDORA, LINUX

1.  Cài đặt WinPower: ta có thể cài đặt trực tiếp từ đĩa CD WinPower hoặc USB hoặc trực tiếp lên máy tính (Server) phần mềm WinPower để cài đặt đều được.
a. Đối với Hệ Điều Hành Fedora, Linux ở chế độ Text Mode không hỗ trợ JAVA nên WinPower chỉ cài được, nhận được thông báo lỗi nhưng hoàn toàn không thực hiện được các lệnh như Shutdown máy tính, Server, UPS …
            b. Đối với Hệ Điều Hành Fedora, Linux ở chế độ Graphic Mode:
            - Mở cửa sổ lệnh: Terminal
            - Đăng nhập quyền “root” (quyền quản trị cao nhất của HĐH) để cài đặt WinPower bằng lệnh:
                        su (enter)
                        password: Nhập password của root.
            - Chuyển dấu nháy thực hiện lệnh trong cửa sổ Terminal đến thư mục Linux trên đĩa CD WinPower (hoặc USB có WinPower) hoặc ta chép phần mềm WinPower trực tiếp vào máy tính (Server) để cài đặt WinPower:
                        cd /     (lệnh này chuyển về thư mục gốc)
                        cd /home/test/WINPOWER/Linux
                        ./setup_console.bin

(Theo hình hướng dẫn bên dưới thì đã chép phần mềm WinPower vào máy tính và nằm trong thư mục test.)
  



           

                       




            - Sau khi cài đặt thành công, khởi động lại máy tính (Server) trước khi cho chạy chương trình WinPower.

* Chú ý: Đối với cài đặt bằng đĩa CD WinPower hoặc USB ta phải dùng lệnh mount để nhận thiết bị là CDRom và USB thì mới cài đặt được.
            +) Cách nhận CDRom:
                        mount /dev/cdrom /mnt
            +) Cách nhận USB (đối với USB thì hơi phức tạp hơn CDRom):
                        fdisk –l (xem tên của USB được HĐH đã tìm thấy với tên gì, vd: dev/sdb1
mount /dev/sdb1 /mnt
2.  Chạy chương trình WinPower sau khi cài đặt:
            Mở cửa sổ lệnh Terminal:
            cd /opt/winpower   (vào thư mục winpower sau khi đã cài đặt theo mặc định)
            ./Agent start             (khởi động Agent của chương trình WinPower)
            ./monitor       (khởi động giao diện hiển thị điều khiển của chương trình WinPower)















3.  Quản trị UPS bằng phần mềm WinPower trên HĐH Fedora, Linux ở chế độ Graphic giống như trên hệ điều hành Windows (xin tham khảo tại phần Hướng Dẫn ở HĐH Windows)














4.  Các lưu ý đối với Quản trị UPS bằng phần mềm WinPower qua mạng LAN với nhiều máy tính và nhiều Hệ Điều Hành khác:
            - Kiểm tra cách thiết lập mạng của các máy tính (Server) này đã được thông (tất cả những máy này đều được thiết lập cấu hình IP tĩnh)
            - Cài đặt phần mềm WinPower trên tất cả máy tính (Server) cần được quản trị trên mạng LAN.
            - Nếu trường hợp đã cài phần mềm WinPower trên tất cả máy tính (Server) mà khi dùng chức năng UPS Search vẫn không nhận được thì cần phải kiểm tra FIREWALL của các Hệ Điều Hành. Ví dụ bằng hình dưới đây là DISABLE Firewall trên Hệ Điều Hành Fedora 14.
            - Nếu không DISABLE Firewall trên hệ điều hành thì phải cấu hình cho thông số Port Winpower thì mới nhận được.
            Thông số port: 198, 199, 200 qua giao thức TCP/IP
            (Thông số này rất cần thiết đối với IT để cấu hình Firewall cho phần mềm WINPOWER và WEBPOWER, tốt nhất nên ghi vào SỔ TAY thông số này)



Chuyên cung cấp các phương án cho nguồn dự phòng và bộ lưu điên.
Nguyên Đình Quang
Mobile: 0936.002.800
quangsantak@gmail.com


HƯỚNG DẪN TẠO HYPERTERMINAL TRONG WIN7

1. Bạn Download File HyperTerminal tại đây.
2. Mở Windows 7 ra, giải nen file RAR tạo ra thư mục HyperTerminal trong thư mục Program Files

3. Ta đã có thư mục HyperTerminal trong Program.
4. Tạo shortcut ra desktop, sử dụng. "C:\Program Files\HyperTerminal\HYPERTRM.EXE".
Vậy là quá trình tạo HyperTerminal trong Win7 đã OK chúc các bạn Thành công !!

NGUYỄN QUANG 36



 HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG
PHẦN MỀM WINPOWER

-    Đầu tiên, cho đĩa Winpower đi kèm theo UPS vào máy tính, hệ thống sẽ tự động cài, trên màn hình máy tính xuất hiện giao diện như sau:




-         Nhấp chuột vào:  Next
-         Nhấp chuột vào : Next
-         Chon như trên sau đó nhấp tiếp Next
-         Chọn : Install
-         Lúc này hệ thống sẽ tự cài đăt
-    Cuối cùng ta chọn : Done hoàn tất quá trình cài đặt.
-         Sau khi cài xong chương trình chạy phần mềm : Vào Start -> Program ->Winpower
-         Trên thanh công cu hiên biểu tượng chiếc ổ cắm, sau đó kích chuột phải chọn Start Monitor              
-         Mục System ->Act administrator password mặc định là Enter-> vào Auto serch UPS ( phần mềm sẽ tự quét UPS trong hệ thống . Nếu phần mềm không tìm được UPS thì kiểm tra cắm lại  dây kết nối RS232, hoặc do hệ thống máy tính của bạn không cho phép hoặc cổng Com bị lỗi -> đổi lại cổng ….)
-         Ta có thể thay đổi được Password trong mục Modify Administrator password

-         Khi UPS kết nối thành công với máy tính, thì trên Desktop sẽ hiện ra giao diện hiển thị các thông số về điện liên quan đến UPS, như điện áp, tần số đầu vào..vv.,đầu ra, như hình sau :


-         Trên hình thể hiện các thông số đầu vào đầu ra, dung lượng Ắcqui, tải hiện tại (VD trên hình : dung lượng Ắcqui là 100%, tải la 13%….)

-         Mục Logs : Ghi lại các các thông số trong suốt quá trình hoạt động của UPS


-         Mục UPS :
+ UPS Control Pararameters sẽ có các mục sau :


   +) Dải tần số đầu vào mặc định từ  46Hz-54Hz, ta có thể đặt lại trong khoảng từ 40Hz - 60Hz, trường hợp này chỉ đặt được với các dòng sản phẩm Santak C1K, C2K, C3K. Cho phép ta khắc phục trường hợp không nhận điện ra của máy phát điện (thường xảy ra), hoặc tần số điện lưới sai lệch.
   +) Dải điện áp đầu và có thể đặt được từ 80VAC – 286VAC trong trường hợp chạy chế độ Bypass, chỉ áp dụng đối với C1K, C2K, C3K
   +) Work on pypass when UPS turned off ( làm việc ở chế độ Bypass khi tắt UPS ) nếu chọn No thì sẽ không có điện áp ra, chọn Yes thì sẽ có điện áp ra khi UPS đã ở chế độ tắt, lúc này nguồn ra sẽ lấy trực tiếp từ điện lưới cung cấp cho tải chứ không qua UPS, nếu mất điện đầu ra cũng mất luôn.
   +) Auto Reboot UPS when AC Input Restored : chọn Yes tự động hoạt động bình thường khi có điện trở lại, huỷ các lệnh Shutdow trước đó.

+ Vào Shutdown Parameter  hiện ra như sau :

                  +) Battery Backup time : Ta có thể đặt thời gian cho UPS chạy Backup căn cứ vào khoảng thời gian lưu tối đa cho tải, mà ta đặt thời gian phù hợp 
                  +) Hoặc ta chọn Begin shutdown Immediately while Battery low : UPS sẽ chạy Backup khi nào hết điện thì sẽ đưa ra lệnh Shutdown UPS và hệ thống.
                  +) Dòng tiếp theo ta tích vào SystemShutdown nếu mục này ta không chọn System mà chỉ chọn Shutdown thì hệ thống sẽ chỉ tắt UPS, mà không tắt hệ thống máy tính và máy tính sẽ bị tắt đột ngột không theo qui trình. Vì vậy mục này ta phải chọn cả system va shutdown
                  +) Remote Shutdown by Agent ( tích vào mục này khi máy tính không kết nối trực tiếp với UPS): Trong mạng LAN có nhiều hơn 02 máy tính sử dụng nguồn điện của UPS và các máy tính này đều phải cài phần mềm Winpower để điều khiển tắt /bật,  trong đó có 01 máy tính kết nối trực tiếp với UPS qua cáp dữ liệu RS232, thì các máy tính khác (không kết nối trực tiếp với UPS) phải Add địa chỉ IP của máy tính có kết nối trực tiếp vào      phần này.
+) Run Command File before shutdown : chạy chương trình nào đó trước khi Shutdown
                  +) Shutdown Remote Agent ( tích vào mục này ở máy tính kết nối trự tiếp với UPS) : ta sẽ Add các địa chỉ IP của các máy tính muốn điều khiển vào đây.
                  + Battery self-Test Now : Mặc định là 10 s, và cho phép ta chọn thời gian lâu hơn, hoặc đến khi hết điện bình, tác dụng trong trường hợp này giúp ta kiểm tra chất lượng ắcqui hiện tại có tốt không. Tốt nhất nếu thời gian trong vài tháng mà không bị mất điện lưới thì khoảng 3-4 tháng ta chạy chế độ này một lần nhằm giúp bảo dưỡng và tăng tuổi thọ của ắcqui.


                  +) UPS On/Off manager :

                  Để đặt lịch tắt bật trong ngày, trong tuần và lâu hơn nữa, tùy ý.
                  VD : sáng 6h30 bật, chiềi 17h30 tắt, ta sẽ đặt như sau :
                  Trong UPS On/Off manager chọn Add UPS On/Off sẽ xuất hiện của sổ off UPS sau :


            Trong cửa sổ Off UPS nếu tắt bật trong ngày thì chọn One
                  Nếu đặt tắt bật theo các ngày trong tuần thì chọn Weekly, VD hàng ngày sáng 6h30 bật, chiều 17h30 tắt, ta sẽ đặt như hình trên chú ý : mục Power off (tắt) chọn ngày thứ 2 (Monday)  thì mục dưới Power On (bật) phải chọn ngày thứ 3 (Tuesday), thời gian trễ (Delay time) trong bảng UPS On/Off manager phải là 780 phút = 13 giờ (theo VD trên)
           Chú ý là phải tích vào mục Com1 -> chọn OK
                 
            Sau khi đã đặt xong các ngày trong tháng thì trong bảng sẽ hiện như sau :           
           

                      Chú ý : ngày chủ nhật nếu hệ thống không làm việc thì thời gian trễ sẽ là 2340 phút = 39 giờ


                 +) Battery Self-test Shedule ( đặt lịch test ắcqui theo ngày )
VD : Test Ắcqui vào ngày 15, test trong 10 phút sẽ đặt như sau :

UPS -> Battery Self-test Shedule xuất hiện của sổ, sau đó chọn tháng trong năm -> chọn Add test -> chọn ngày 15, bắt đầu test lúc 9h 15 phút



                  Sau khi chon xong trên bảng lịch sẽ xuất hiện chấm xanh lục biểu hiện ngày test ăcqui


                  +) View Shedule : xem lịch tắt bật, test ăcqui

                  + Mục Mornitor -> chọn Accept Remote Control chấp nhận điều khiển từ xa, nếu mục này không được chọn thì nó chỉ có thể chấp nhận điều khiển cấu hình ở một máy duy nhất (máy kết nốI trực tiếp với UPS)                 
                 Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!
Email: quangsantak@gmail.com
Hotline: 09034347114

UPS SANTAK là lựa chọn tối ưu cho thiết bị y tế. Hiện nay tình hình mất điện ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng tần số cắt điện không báo trước trở nên thường xuyên và lặp lại nhiều lần trong một ngày hơn. Đứng trước những ghi cơ tổn thất do ngành điện gây ra các cơ quan y tế cũng như các bệnh viện luôn tìm các giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ khám và chữa bệnh cho người dân, các giải pháp thường được các bệnh viện lựa chọn:
- Dùng máy phát kết hợp các thiết bị ổn áp( như LIOA..)
- Dùng máy phát kết hợp ATS( bộ khởi động máy phát tự động khi mất điện lưới) kèm theo LIOA..)
Hai phương án trên ta đều thấy chỉ giải quyết vấn đề tạm thời bởi các thiết bị trên đều có thời gian chuyển mạch từ lúc mất điện đến lúc khởi động được máy phát, điều này đồng nghĩa với khả năng các thiết bị xét nghiệm, hoặc các máy siêu âm, máy nội soi, cộng hưởng từ ... trong một hệ thống điện sẽ mất dữ liệu khi đang khám và điều trị cho bệnh nhân, có thể dẫn đến hỏng thiết bị hoặc lỗi hệ điều hành của thiết bị đó, mang lại nhiều phiền toái cho người bệnh.
Nhằm đáp ứng tối ưu cho hệ thống điện dự phòng, UPS SANTAK là giải pháp tốt nhất khi các bệnh viện lựa chọn giải pháp, các dòng sản phẩm đa dạng đáp ứng nhiều ứng dụng cho các thiết bị trong hệ thống điện, đặc biệt dòng sản phẩm Santak online ngoài chức năng lưu trữ nguồn điện dự phòng, còn có các chức năng như: ổn áp, ổn tần tự động, dãi nhận điện áp đầu vào tương đối rộng phù hợp với điện lưới tại Việt Nam, thời gian chuyển mạch bằng 0ms không làm thiết bị tắt đột ngột khi chờ máy phát hoạt động, đặc biệt đối với các máy Cộng Hưởng từ như TOSHIBA,...dùng điện áp đầu ra 200VAC thì lựa chọn UPS SANTAK online là phù hợp bởi điều này tiết kiệm chi phí rất lớn, bạn không phải mua thêm một hệ thống lioa đắt tiền như khi bạn lựa chọn các dòng lưu điện khác.
Bên cạnh đó với các kỹ sư ứng dụng được đào tạo theo đúng quy trình FAE và hệ thống TT Dịch vụ khách hàng rộng khắp trên cả nước SANTAK luôn đáp ứng hiệu quả cao nhất với các sản phẩm của mình, chính sách bảo hành 3 năm với mợi Model luôn là niềm tin khi khách hàng sử dụng các sản phẩm này, bạn hãy truy cập vào trang web: www.santak.vn để biết thêm các thôngtin từ nhà cung cấp cũng như các Dịch vụ hỗ trợ tư vấn miễn phí từ nhà cung cấp chính hãng Nguyên Hà!

Sản phẩm mới
Giầy Việt Nam
Xe đạp điện Việt
BACK TO TOP